Hiện nay bạn có thể dễ dàng tìm được những dòng cục đẩy công suất tại những nơi có diện tích lớn như hội trường, sân khấu, hay những hệ thống karaoke chuyên nghiệp như quán hát, dàn karaoke gia đình,...Đối với những hệ thống âm thanh này, việc trang bị những đôi loa có công suất lớn là điều tất yếu, và đương nhiên khi đó, chiếc amply hội trường truyền thống sẽ không còn là một lựa chọn phù hợp để phối ghép. Để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của khách hàng, đảm bảo cho chất lượng âm thanh được tái hiện căng đầy, tối ưu nhất trong không gian, mà dòng sản phẩm cục đẩy công suất ra đời.
Cục đẩy công suất hay còn được gọi là cục công suất, power amplifier hay main,... mỗi cách gọi sẽ phụ thuộc vào từng vùng miền và từng người thợ kĩ thuật tại Việt Nam. Thiết bị này được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống âm thanh cao cấp, chuyên nghiệp, và thậm chí, nó còn đang trở thành một xu hướng, được sử dụng trong mỗi bộ dàn karaoke gia đình, nhằm mang đến chất lượng âm thanh tối ưu nhất trong không gian sử dụng.
Những lưu ý khi sử dụng cục đẩy công suất
Về chức năng, thiết bị này có khả năng khuếch đại tín hiệu âm thanh ra loa, truyển tải chất âm mạnh mẽ và uy lực. Hơn thế nữa, cục đẩy còn giúp giảm bớt đi độ méo tiếng của loa, các thiết bị âm thanh khi hoạt động ở cường độ cao được ổn định hơn, hạn chế một số trường hợp cháy loa và các thiết bị liên quan.
Khi nào nên sử dụng cục đẩy công suất ?
Khi kích thước phòng hát rộng và có chất liệu cách âm: Đây là 2 yếu tố khiến cho âm thanh trở nên chân thực hơn nhờ giảm thiểu được các âm phản xạ. Nhưng như vậy công suất của dàn âm thanh cũng phải lớn hơn thì chất âm mới được căng đầy, tối ưu.
Đối với những không gian có diện tích nhỏ nếu dùng cục đẩy sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí công suất và chi phí. Tuy nhiên nếu bạn có đầy đủ khả năng và muốn cân chỉnh âm thanh chuyên nghiệp, cho chất lượng âm thanh hay hơn thì bộ đội cục đẩy công suất và mixer là sự lựa chọn đáng được cân nhắc.
Nên dùng cục đẩy công suất trong không gian rộng
Độ nhạy và trở kháng của loa: Loa nhạy và trở kháng cao thì chỉ cần amply công suất thấp, ngược lại, với những dòng loa có trở kháng chỉ 4 Ohm, độ nhạy thấp dưới 90dB thì sẽ cần sử dụng cục đẩy công suất.
Nhu cầu của người sử dụng: nếu bạn thường nghe hay hát những dòng nhạc nhẹ như trữ tình, bolero thì với một cặp loa 8 Ohm, độ nhạy 90dB, phòng rộng 20m2 thì chỉ cần một amply công suất dưới 40W RMS là đủ. Tuy nhiên, nếu bạn yêu thích sự mạnh mẽ, sống động trong chất âm và muốn có những cảm xúc sảng khoái nhất, thì sẽ cần đầu tư cục đẩy công suất.
Cục đẩy công suất giúp âm thanh thêm sống động
Một số dòng cục đẩy công suất được bán chạy của JBL như: CROWN XLI3500, CROWN XLI2500, CROWN XTi4002,...
Một số lưu ý khi sử dụng cục đẩy công suất trong dàn karaoke
- Tắt nguồn của cục đẩy trước khi kết nối với các thiết bị khác như loa karaoke, vang số, amply,….
- Phần cọc tiếp đất trong main của cục đẩy phải được nối đất.
Lưu ý khi sử dụng cục đẩy công suất trong dàn karaoke
- Đặt cục đẩy ở những nơi khô ráo, tránh các yếu tố tác động từ môi trường như nước, lửa,… và hạn chế sự đè nén làm ảnh hưởng tới main.
- Phần điện nguồn cung cấp cho bộ dàn karaoke phải lớn và các dây điện đủ sức tải được, tránh tình trạng dây dẫn kém dẫn tới tình trạng điện áp không ổn định.
- Trước khi bật công tắc cục đẩy, nên vặn Volume về 0 để tránh tình trạnh loa có âm lớn rất dễ làm hỏng loa, sau đó chờ 5 – 10 phút rồi hãy tăng Volume lên.
- Không nên để volume ở mức cao nhất mà nên để ở mức tầm gần max, giao động 80 -90%.