Giáo dục là một trong những lĩnh vực được đầu tư và quan tâm nhiều từ trước đến nay. Để đảm bảo công tác giảng dạy, những kiến thức mà giáo viên, giảng viên truyền đạt tới các bạn học sinh, sinh viên thì việc đầu tư một hệ thống âm thanh cho trường học rất cần thiết. Vậy làm thế nào để có một hệ thống âm thanh giảng dạy hoàn chỉnh ? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để làm rõ hơn câu hỏi này nhé.
Hệ thống âm thanh giảng dạy tại trường học
Hầu như tại tất cả các trường đại học hiện nay trên cả nước đều có hệ thống âm thanh cho trường. Vì số lượng sinh viên trong lớp học khá đông có thể đến 100 sinh viên trong một lớp học. Chính vì vậy việc sử dụng hệ thống âm thanh sẽ giúp giảng viên dễ dàng truyền đạt kiến thức hơn. Vì nếu không nghe rõ được người giảng dạy nói gì, học sinh/ sinh viên sẽ khó tiếp thu được kiến thức.
Một hệ thống âm thanh cho giảng dạy sẽ không quá phức tạp như các hệ thống âm thanh hội trường, sân khấu,…Chính vì vậy việc đầu tư cho hệ thống này cũng không quá mất nhiều chi phí. Nếu bạn đang quan tâm đến việc đầu tư âm thanh cho việc giảng dạy, bạn cần lưu ý đến các thiết bị chính sau.
1. Micro cho giảng dạy
Micro là thiết bị có mặt hầu hết trong các hệ thống âm thanh, micro chính là thiết bị thu giọng nói của người sử dụng để phát âm thanh qua loa. Với việc chọn micro cho hệ thống âm thanh giảng dạy bạn cần nắm kỹ từng loại micro để có sự lựa chọn phù hợp.
Chọn micro phù hợp cho hệ thống âm thanh giảng dạy
Phân loại micro
Micro cầm tay có dây: Đây là micro an toàn nhất khi sử dụng trong phòng họp. Micro không bị rú, giá rẻ, không phải thay pin… Tuy nhiên, nhược điểm là giáo viên không thể mang nó đi khắp phòng.
Micro cầm tay không dây: Dòng micro này cần được đầu tư loại có nhiều tần số, để tránh trùng tần số trong các lớp học. Ví dụ cụ thể: Giáo viên nói ở lớp này, nhưng lại bị bắt micro ở lớp khác.
Micro không dây choàng đầu, cài áo: Nên chọn micro choàng đầu nếu bạn có ý định chọn dòng micro này, các micro cài áo thực sự thẩm mỹ nhưng loại dùng được thì rất đắt tiền. Micro cài áo yêu cầu độ hút tốt hơn khi micro cài áo rất xa miệng nói.
Hệ thống loa giảng dạy nhỏ gọn, trở kháng cao và có thể treo trên cao
Tất nhiên bạn cần chọn loa trở kháng cao, nhỏ gọn và có thể treo trên cao để học sinh không với tới và để âm thanh dễ bao phủ cả phòng. Bạn có thể lựa chọn các loại loa sau :
Loa âm trần: Loa thực sự thẩm mỹ và đạt được độ chuẩn về dàn đều âm thanh. Bạn chẳng nhìn thấy loa mà vẫn nghe loa thì thật là thú vị. Khi chọn loa âm trần càng đắt tiền, thì dải tần được đảm bảo hơn, giọng nói sẽ dễ nghe hơn.
Loa hộp: Là loại loa truyền thống nhưng không to như bạn vẫn thường thấy. Nó có kích thước nhỏ hơn và bạn tốt nhất nên lắp nhiều loa nhỏ thay vì lắp ít loa to.
Loa treo trần:. Bạn không có trần thạch cao nhưng vẫn thích lắp loa trên trần. Điều quan trọng nhất là âm thanh được đảm bảo.
Thương hiệu JBL không còn quá xa lạ với người chơi âm thanh, những chiếc loa JBL có các dòng, kích thước, mẫu mã và công suất khác nhau, bạn sẽ có hco mình nhiều sự lựa chọn hơn khi sử dụng dòng loa của hãng JBL.
3. Chọn amply phù hợp
Amply cần đạt được chất lượng tối ưu nhất cho phòng học
Bạn nên dùng các loại amply trở kháng cao, cho ra âm thanh mono. Ngoài các nút chỉnh âm lượng, nó chỉ có hai nút bass treble. Các thiết bị âm thanh này có rất nhiều ưu điểm:
Đạt được chất lượng âm thanh phòng học.
Âm thanh mono, có thể chạy nhiều loa .
Ngữ điệu giáo viên luôn đảm bảo, nó chỉ làm duy nhất nhiệm vụ khuếch đại mà không chỉnh sửa giọng nói.
Độ bền thiết bị: Thiết bị có chạy 24/24 hàng năm trời nếu đảm bảo tư vấn đúng kỹ thuật. Bạn có thể quên không tắt thiết bị nhiều ngày liền mà vẫn chẳng sao, không hú rít cũng không cháy.
Trên đây là ba thiết bị chính thường được áp dụng cho hệ thống âm thanh giảng dạy, nếu bạn còn đang phân vân trong việc chọn thiết bị, bạn có thể liên hệ cho chúng tôi hoặc đến ngay showroom gần nhất để được hỗ trợ tư vấn và lắp đặt nhanh chóng.