Hỗ trợ mua hàng

HỒ Chí Minh: 0903.602.247

Hà Nội: 0902.188.722

Kiến thức căn bản về âm thanh, ánh sáng

Cấu tạo của cục đẩy công suất

16-06-2019, 4:22 pm

Cục đẩy công suất không còn là khái niệm xa lạ gì với người chơi âm thanh vì tính năng của nó góp phần không nhỏ trong một hệ thống âm thanh sân khấu, biểu diễn. Có rất nhiều dòng cục đẩy công suất trên thị trường để bạn lựa chọn, vì vậy không khó để bạn tìm được dòng cục đẩy ưng ý. Điều quan trọng là bạn có thật sự hiểu rõ cấu tạo của cục đẩy công suất để phòng những trường hợp như hư hỏng, có vấn đề bạn cần phải biết rõ cấu trúc để việc sửa chữa được dễ dàng hơn. Cùng tìm hiểu cấu tạo của cục đẩy công suất qua bài viết dưới đây để có cái nhìn trực quan nhất về sản phẩm này.

Cục đẩy công suất hay còn gọi là cục công suất, cục đẩy âm thanh là một thiết bị dùng trong hệ thống âm thanh, Nhất là hệ thống âm thanh lớn và cao cấp như hệ thống âm thanh karaoke chuyên nghiệp, hay hệ thống âm thanh sân khấu, hội trường, quán bar. Bởi với khả năng của mình cục đẩy công suất có thể tải được 2– 3 cặp loa có công suất lớn và thậm chí còn hơn như thế nữa.

Cấu tạo chức năng của cục đẩy công suất trong bộ dàn âm thanh chính là thiết bị chuyên khuếch đại tín hiệu ra loa, mang lại hiệu suất âm thanh cao nhất, giúp đôi loa của bạn hoạt động hiệu quả hơn, âm thanh căng đầy, chi tiết các dải từ trầm, trung, cao.

Nhìn chung, một cục đẩy công suất sẽ cấu tạo bởi 5 thành phần như sau:

Thứ nhất: Vỏ máy

Hầu hết các cục đẩy công suất đều có thiết kế vỏ ngoài bằng kim loại, mang đến sự chắc chắn, bảo vệ các linh kiện bên trong được tốt nhất. Và thường thì vỏ máy cũng cũng không kín bưng hoàn toàn mà sẽ được bố trí hệ thống các khe tải nhiệt, kết hợp với quạt gió để đẩy khí nóng ra ngoài và lưu thông nguồn khí mát từ môi trường, đảm bảo các linh kiện điện tử hoạt động được bền bỉ hơn.

Ngoài ra, vỏ máy cũng tạo nên vẻ đẹp cho sản phẩm, nhất là mặt trước, thường thì cục đẩy công suất hướng đến sự đơn giản, tinh tế, chuyên nghiệp nhưng thẩm mỹ cao.

Thứ hai: Thân máy cục công suất

Được cấu thành từ toàn bộ các linh kiện, phụ kiện điện tử, bố trí phía trong vỏ máy, cũng chính là phần quan trọng nhất mang đến sức mạnh và chất lượng âm thanh của thiết bị này.

Thứ ba: Biến áp nguồn

Bộ phận quyết định sức mạnh và hiệu suất cục đẩy, thường có kích thước tương đối lớn. Có 2 loại nguồn là nguồn xung (hay còn gọi là nguồn vuông) và nguồn biến áp (hay còn gọi là nguồn xuyến).

Nguồn xung là một bộ nguồn có tác dụng chuyển từ dòng điện xoay chiều sang dòng điện một chiều nhờ vào cơ chế dao động xung tạo mạch điện tử kết hợp với một biến áp xung.

Nguồn biến áp là thiết bị điện mà chuyển năng lượng giữa 2 hoặc nhiều mạch thông qua cảm ứng điện từ. Cảm ứng điện từ tạo ra một lực điện trong một dây dẫn được tiếp xúc với thời gian khác nhau qua từ trường. Nguồn biến áp được sử dụng để tăng hoặc giảm điện áp xoay chiều trong các ứng dụng năng lượng điện.

Nhưng hiện nay, do yêu cầu thực tiễn, nguồn vuông cồng kềnh và hiệu quả không cao, hơn nữa khi xảy ra lỗi cũng khó khăn hơn cho kỹ thuật khắc phục. Trong khi nguồn xuyến có hiệu suất lừm việc cao và ít xảy ra sự cố hơn. Chính vì vậy, hầu hết cục đẩy công suất chuyên nghiệp bây giờ đều sử dụng nguồn xuyến.

Thứ tư: Mạch công suất

Có chức năng khuyếch đại công suất, khi ta đưa một tín hiệu có công suất yếu vào, đầu ra ta thu được tín hiệu có công suất mạnh hơn nhiều lần. Đây là sự hoạt động kết hợp của mạch khuyếch đại điện áp và mạch khuếch đại dòng điện.

Thứ năm: Sò công suất

Có nhiều loại sò, trong đó phổ biến thường thấy có thể kể đến Sò sanken, Sò Toshiba có ghi rõ thông số trên sò.

Bao gồm vỉ nguồn, tụ lọc có ghi rõ thông số kỹ thuật và các linh kiện điện tử khác.

Hệ thống quạt gió và khe tản nhiệt nhôm phối hợp nhịp nhàng với nhau, đảm nhiệm chức năng tản nhiệt cho toàn bộ thiết bị không bị nóng, sẽ bền bỉ và ổn định hơn.

Liên hệ Jblvietnam.vn để được tư vấn cục đẩy công suất chính hãng, chất lượng.