Có thể nhóm tín hiệu âm thanh mạnh lại thành một giải cường độ cơ bản:
Mức độ đầu ra (output level) của microphone thường đo bằng millivolts (mV = 1 phần ngàn volt). Micro thường có mức output trong khoảng -70dBu đến -30dBu.
Mức độ đường dẫn (line level) được coi là từ giữa 1 và 2 volt RMS (+2 dBu đến 8 dBu) trở lên trong những thiết bị chuyên nghiệp. Điều này nói đến mức độ vận hành danh nghĩa (nominal), hay đề nghị trung bình; có thể có mức đỉnh (peak level) trong vài trường hợp mở rộng lên đến hơn 10 volt RMS (22 dBu). Nói chung, tiêu chuẩn đã được công nhận cho các mức vận hành danh nghĩa cho thiết bị âm thanh pro là +4 dBu. Dù muốn hay không, mặc dù nhiều thiết bị rẻ tiền vẫn nằm trong mức độ này, vì vậy nếu sử dụng bất kỳ cái nào trong số đó bạn có thể cần phải nuông chiều (baby) mức độ và tìm cách khác để có được cường độ tín hiệu cần thiết khi dùng bộ khuếch đại công suất “power amplifier”, chẳng hạn như tại crossover điện tử.
Mức độ output của power amplifier dĩ nhiên phụ thuộc vào yêu cầu của máy biến năng lượng (transducer) đã sử dụng. Những mức này đôi khi có thể mở rộng lên đến 1000 watt (khoảng 90 volt tại 8 ohms) hay nhiều hơn cho mỗi loại power amplifier, nhưng phụ thuộc rất nhiều vào ứng dụng và mức cường độ yêu cầu. Việc tổ chức một cấu trúc gain thích hợp trong hệ thống âm thanh pro (một tiến trình đôi khi được gọi là gain staging) là sự quan trọng sống còn đối với sự hoạt động hiệu quả của nó. Đơn giản, nếu sự tăng mức độ (gain level) trong một hay nhiều thiết bị quá thấp, có thể nghe tiếng nhiễu (noise) hệ thống trong những âm thanh output trong phần nghe nhỏ hơn so với chương trình âm thanh (audio program), nếu gain quá mạnh, một hay nhiều điểm trong hệ thống mạch có thể tạo ra sự biến dạng âm thanh khi hiện điện tín hiệu mạnh. Do đó nhiệm vụ là cố gắng đưa vào input của mỗi thiết bị một tín hiệu đủ mạnh để nó cao hơn mức độ nhiễu của thiết bị (còn gọi là sàn nhiễu - noise floor), trong khi rời khỏi ngưỡng headroom đủ cho đỉnh tức thời (rapid peak) và những tín hiệu mạnh nhất có thể sẽ đụng độ bởi mỗi channel riêng biệt của thiết bị tại một sự kiện nhất định. Tiến trình này rất quan trọng vì tiếng nhiễu hệ thống điện tử sẽ tích lũy qua hệ thống. Thêm vào đó, toàn bộ giải động (dynamic range) của hệ thống không bao giờ tốt hơn so với liên kết yếu nhất của nó. Hình 4.11 minh họa một cấu trúc đặc trưng cơ bản cho một hệ thống âm thanh.
Thực chất lượng headroom có khả năng trên mức vận hành danh nghĩa (hay vận hành ở mức độ trung bình theo trích dẫn của hãng sản xuất) nằm trong số những điều khác có thể phản ánh khả năng của thiết bị xử lý đỉnh peak tức thời, chẳng hạn như âm thanh của bộ trống, mà không có sự biến dạng (dirtortion) đáng chú ý. Thông thường, mức độ vận hành danh nghĩa tiêu biểu là 0dB trên máy đo (unit’s meter). Mức độ hoạt động danh nghĩa +4dBu, có lẽ là 20dB của headroom, thường xem là tối ưu cho những thiết bị hiện đại, mặc dù nhiều thiết bị rẻ tiền đột ngột rơi xuống những mức này (hay hy sinh headroom trên mức độ danh định của nó). Khi gặp loại thiết bị bị hạn chế này, bạn có thể cần nuông chiều (baby) bằng cách giảm số lượng tín hiệu cung cấp cho nó từ các thiết bị trước trong chuỗi tín hiệu, sau đó tạo nên sự khác biệt ở một nơi nào đó như là EQ phụ outboard hay crossover điện từ.
>> Bộ micro không dây AKG HT470 D5
>> Bộ micro không dây AKG HT470 C5
Hệ thống chỉ đường nhanh
Giúp bạn đến shop nhanh nhất có thể